Hotline: 085 862 6768

Công việc của một quản lý Spa mà bạn nên biết

Một quản lý spa chuyên nghiệp là phải duy trì hoạt động kinh doanh, phát triển và mở rộng quy mô cơ sở, thương hiệu spa. Do vậy quản lý spa cần phải liên tục tìm tòi, học hỏi những kiến thức, kỹ năng quản trị. Cùng ZinSpa tìm hiểu các công việc của một quản lý spa để có hướng phát triển đúng đắn nhé.

Xem thêm:

ZinSpa – Giải pháp quản lý spa chuyên nghiệp hàng đầu

ZinSpa – Giải quyết vấn đề quản lý toàn diện khu JjimjilBang – Osen

Thiết lập mối quan hệ với khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ

Sau khi khách hàng điều trị hoặc sử dụng các dịch vụ tại spa, quản lý nên theo dõi chăm sóc khách. Có thể tích hợp vào quy trình hoạt động mục chăm sóc khách hàng. Quản lý spa có thể duy trì mối quan hệ với khách bằng cách hỏi thăm qua điện thoại, mạng xã hội.

Bên cạnh đó, bạn cũng phải tiếp nhận các phản hồi của khách hàng về chất lượng dịch vụ. Từ đó đưa ra hướng xử lý. Phải có biện pháp giải quyết vừa mềm mỏng vừa dứt khoát nếu khách hàng phàn nàn về dịch vụ.

Xây dựng các chiến lược bán hàng/marketing cho spa

Nắm rõ tình hình kinh doanh của những dịch vụ / sản phẩm của spa. Từ đó chọn lựa những dịch vụ / sản phẩm để thực hiện chương trình khuyến mãi hiệu quả.

Xây dựng và thực hiện các chiến lược kinh doanh theo tháng/quý/năm cho spa. Lên ý tưởng và triển khai các chương trình khuyến mãi ngắn hạn / dài hạn để tăng doanh thu bán hàng.

Cần có chiến lược marketing cụ thể theo từng tháng/quý/năm để tăng độ nhận diện thương hiệu cũng như thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng.

Xem thêm:

6 Sai Lầm Cần Tránh Khi Kinh Doanh Spa

Thiết lập và thực thi các chính sách và quy trình tại spa

Cơ sở spa nếu muốn hoạt động bền vững thì cần phải có một quy trình vận hành chuyên nghiệp. Quản lý là người bao quát spa, cần đưa ra những chính sách, quy định hoạt động cho nhân viên, kỹ thuật viên phải tuân thủ theo.

Sau khi phổ biến chính sách, quy trình, quản lý cần theo dõi, giám sát việc thực hiện của nhân viên. Phân tích, đánh giá, tiếp nhận ý kiến của nhân viên để ngày càng hoàn thiện quy trình, chính sách.

Bao gồm các chính sách về nhân sự, quy định an toàn, sức khỏe, quy trình dịch vụ, vận hành spa, chăm sóc khách hàng,…

Bạn là người đứng đầu, tiêng phong trong cơ sở spa. Hãy đảm bảo rằng, bạn cũng tuân thủ đúng các chính sách, quy định của cơ sở. Như vậy, nhân viên, cấp dưới mới có thể noi theo, kính trọng bạn.

Quản lý nhân sự

Đây là vấn đề quan trọng mà hầu hết nhà quản trị bắt buộc phải quan tâm. Đặc biệt là những ngành dịch vụ.

Mở các khóa đào tạo nhân viên mới, nâng cao tây nghề nhân viên cũ.

Tổ chức các chương trình thi đua, các hoạt động giải trí nhằm tạo môi trường thân thiện, gắn kết lâu dài.

Thúc đẩy tinh thần làm việc nhóm, đảm bảo các công việc hoàn thành theo mục tiêu đề ra.

Bạn phải chắc chắn rằng nhân viên của mình đi làm phải tuân thủ theo các quy định giờ giấc, đồng phục, văn hóa cơ sở spa,…

Đánh giá mức độ hoàn thành công việc của nhân viên một cách khách quan.

Phỏng vấn tuyển dụng, điều chuyển các vị trí nhân viên trong spa.

Lên lịch làm việc, chấm công – tính lương

Kết hợp với kế toán để chấm công tính lượng cho nhân viên mỗi tháng.

Lên lịch, sắp xếp ca làm việc cho nhân viên, kỹ thuật viên. Đảm bảo nhân viên tay nghề cứng phải kết hợp với nhân viên mới để tránh sự cố xảy ra nhưng không biết hướng giải quyết.

Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên

Liên tục tổ chức các buổi/khóa huấn luyện để tràu dồi kỹ năng, kinh nghiệm của nhân viên.

Hầu hết, những quản lý spa đều đi lên từ Kỹ thuật viên. Vậy nên các kỹ năng, quy trình spa họ đều có thể nắm vững. Việc xây dựng chương trình đào tạo chuyên nghiệp là điều khá đơn giản.

Phải chắc chắn rằng 100% nhân viên phải đáp ứng đủ yêu cầu công việc và tiêu chuẩn vận hành spa.

Thường xuyên tổ chức các buổi kiểm tra tay nghề của nhân viên mới và thi sát hạch định kỳ cho nhân viên cũ.

Tích hợp mục đánh giá của khách hàng trong quy trình để theo dõi được nhân viên nào đang có tay nghề cao. Từ đó khen thưởng hoặc bồi dưỡng các nhân viên có kỹ năng chưa tốt.

Kiểm tra chất lượng công việc như chất lượng tư vấn, kỹ năng tay nghề, thái độ làm việc, chăm sóc khách hàng,…

Thống kê, theo dõi các báo cáo tài chính, hành chính.

Tổng hợp doanh thu theo ngày/tháng/tuần để theo dõi tình hình kinh doanh của cơ sở spa.

Giám sát kiểm kê tồn kho, nhập – xuất, thu – chi sản phẩm/nguyên vật liệu tại spa.

Có trách nhiệm kiểm kê, giữ gìn tài sản tại spa. Báo cáo nhanh khi có trường hợp hư hỏng.

Xử lý các trường hợp mâu thuẫn xảy ra giữa các nhân viên hoặc với khách hàng.

Làm thế nào để trở thành một quản lý Spa giỏi

Muốn trở thành một quản lý giỏi, trước hết bạn phải là một Kỹ thuật viên giỏi. Khi bạn hiểu được hết những công việc mà nhân viên bạn trải qua, thấu hiểu được tâm tư – suy nghĩ của họ để có những hành động rút ngắn khoảng cách, định hướng phát triển đúng đắn cho nhân viên, cơ sở spa.

  • Kiểm soát cảm xúc khi xử lý các vấn đề trong công việc.
  • Kinh nghiệm nhìn người nhìn việc trong vấn đề tuyển dụng.
  • Tạo môi trường làm việc tích cực, vui vẻ. Luôn lắng nghe và thấu hiểu tâm tư của nhân viên.
  • Có tinh thần cầu tiến cao. Không ngừng trao đổi, rèn luyện kỹ năng chuyên môn và quản lý.

 

Xem thêm:

ZinSpa – Giải pháp quản lý spa chuyên nghiệp hàng đầu

ZinSpa - Phần mềm quản lý spa hiệu quả

ZinSpa – Phần mềm quản lý spa hiệu quả

Đăng ký MIỄN PHÍ dùng thử 30 ngày TẠI ĐÂY.

About the author

zinspa administrator

Leave a Reply

Thông tin liên hệ

Hồ Chí Minh

81/11B Đường số 3, An Khánh, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh

Hà Nội

Ngõ 205 Ngách 163 Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Đà Nẵng

22 Kiệt 5 Lê Trọng Tấn, Thanh Khê, Đà Nẵng

Thông tin hỗ trợ

085 862 6768

[email protected]

Công ty TNHH Giải pháp Công Nghệ ZinTech

Copyright @ 2016 - ZinTech